Hướng tới thành công

Hướng tới thành công

Internet of Thing (IoT)

Internet of Thing (IoT)

Năng lượng xanh

Năng lượng xanh

Người tạo nên giá trị

Người tạo nên giá trị

Sức mạnh trí tuệ

Sức mạnh trí tuệ

Tương lai tươi sáng

Tương lai tươi sáng

Công nghệ tiên tiến

Công nghệ tiên tiến

Công nghệ Xanh

Công nghệ Xanh

Công nghệ với cuộc sống

Công nghệ với cuộc sống

Đào tạo trực tuyến

1. Các khái niệm cơ bản

2. Cấu trúc hệ thống tự động hoá toà nhà của ALC. 

3. Phần mềm.

4. Các thiết bị phần cứng.

5. Các thiết bị đầu cuối.

 

 1. Các khái niệm cơ bản.

a. BMS là gì ?
BMS (Building Management System) là hệ thống quản lý toà nhà. 

b. BAS là gì ?
BAS (Building Automation System) là hệ thống Tự động hoá toà nhà.

c. Tại sao phải sử dụng BMS/BAS ?

d. BACnet là gì?

  Building Automation and Control network Protocol.
BACnet là Giao thức truyền thông của hệ thống điều khiển và tự động hoá toà nhà.
Ngày nay, BACnet đã và đang được các nhà cung cấp thiết bị chấp nhận một cách rộng rãi như một chuẩn Quốc tế trong lĩnh vực tự đống hoá toà nhà. BACnet được sáng lập bởi một hiệp hội các kỹ sư trong lĩnh vực cơ điện lạnh tại Mỹ có tên là ASHRAE.
Với tư cách là một chuẩn truyền thông mở giành cho toà nhà nó tạo ra nền chuẩn cho phép các thiết bị của các hãng khác nhau trao đổi thông tin với nhau trong toà nhà như: Cảnh báo, lich biểu, theo dõi bằng đồ thị và báo cáo. Chính vì vậy, BACnet tỏ ra rất cạnh tranh so với các chuẩn giao thức khác thể hiện ở chỗ: 

- Chi phí tích hợp hệ thống thấp.
- Tính năng tích hợp hệ thống cao.
- Thu việc điều hành về một máy chủ.
- Loại bỏ sự ràng buộc vào một nhà cung cấp thiết bị

e. BMA là gì ?
BMA (BACnet Manufacturers Association): Hiệp hội các nhà sản xuất theo Tiêu chuẩn BACnet

f. BTL là gì ?

BTL ( BACnet Testing Laboratories): Chứng chỉ thử nghiệm theo tiêu chuẩn BACnet

g. UL là gì?

UL (United States List): Chứng chỉ sản phẩm được Mỹ công nhận.

2. Cấu trúc hệ thống tự động hoá toà nhà của ALC. 

Sơ đồ cấu trúc mạng cho hệ thống BMS của ALC được thiết kế đơn giản chia làm 3 cấp:

a. Cấp quản lý giám sát (Management level).
Đây là cấp cao nhất trong kiến trúc mạng của ALC, level này làm chức năng điều khiển giám sát toàn bộ các hệ thống thiết bị trong toà nhà. Bao gồm Server của hệ thống, cơ sở dữ liệu, toàn bộ các work station như: máy tính và các thiết bị truy cập không dây như PDA, Cell Phone…
Đây là cấp bao gồm Router của hệ thống và các bộ điều khiển kết nối với nhau.
Đặc điểm nổi bật: 
- Truyền thông trên lớp này là BACnet IP 100Base T-Ethernet với tốc độ truyền 10/100Mbps đảm bảo việc truy cập hệ thống với tốc độ rất cao.
- Server của hệ thống có thể chạy trên nhiều hệ điều hành như Window, Linux, Solari.
- Có thể truy cập vào hệ thống thông qua mạng LAN của toà nhà hay qua đường truyền Internet không giới hạn trạm vận hành, không cần bất cứ phần mềm đặc biệt nào chỉ cần trình duyệt IE.

b. Cấp các bộ điều khiển tự động (Automation level).

Router của hệ thống làm nhiệm vụ truyền thông giữa các bộ DDC với server trên cấp quản lý giám sát. Mọi thông số của hệ thống trên các bộ DDC sẽ được cập nhật lên Server của hệ thống giúp cho người vận hành, nhà Quản lý có thể thực hiện giám sát điều khiển toàn bộ các tham số cho hệ thống.

DDC (Digital Direct Controller) bộ điều khiển số, chứa các chương trình điều khiển và thực hiện điều khiển giám sát cho các hệ thống thông qua chương trình và các tham số đo đếm được từ các cảm biến ở cấp dưới.

Đặc điểm nổi bật:
- Truyền thông giữa các DDC trên lớp mạng này là ARCnet 146 kbps, BACnet MS/TP 76.8 kbps… Tốc độ truyền thông này có thể được lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và các thiết bị sử dụng trong hệ thống.
- Router của hệ thống còn có thể kết nối với các thiết bị của các nhà sản xuất khác BACnet thông qua cổng kết nối Third Party. Điều này khiến cho hệ thống BMS của ALC có khả năng tích hợp “Mở”. Rất nhiều nhà sản xuất thiết bị có thể kết nối với hệ thống thông qua nhiều chuẩn khác nhau: Modbus, LONwork, N2…. Điều này sẽ loại bỏ được hẳn sự phụ thuộc của hệ thống vào các nhà cung cấp và giảm chi phí tích hợp hệ thống.

Các bộ DDC được thiết kế theo kiểu modul rất tiện cho việc mở rộng, thay thế hay nâng cấp trong trường hợp cần thiết.

c. Cấp các thiết bị trường (Field level).

Đây là cấp bao gồm các thiết bị trường trong toà nhà: Chiller, AHU, FCU, VAV.. valve, cảm biến, cơ cấu chấp hành…, hệ thống bơm, đèn chiếu sáng…. Hệ thống BMS của ALC hỗ trợ rất mạnh trong việc kết nối với các thiết bị trường này. Rất nhiều các nhà cung cấp thiết bị trường khác nhau hoàn toàn có thể kết nối vào hệ thống một cách dễ dàng.
Về đầu trang


3. Phần mềm

Phần mềm WebCTRL sẽ được cài đặt trên Server của hệ thống, tất cả các Workstation sẽ truy cập hệ thống qua trình duyệt Web.
Phần mềm WebCTRL của ALC không giới hạn số người vận hành, tuy nhiên các User sẽ được cung cấp Username và Password tuỳ theo chức năng của người vận hành mà nhà quản lý/Chủ đầu tư có thể giới hạn quyền truy cập và sử dụng hệ thống. Đó là vừa điều khiển, giám sát hoặc chỉ điều khiển, giám sát hệ thống…. Mọi thông tin về người truy cập và thời gian truy cập hệ thống sẽ được ghi lại và có thể xuất ra dưới dạng báo cáo để phục vụ cho công tác quản lý toà nhà.
Ngoài ra, trong những tình huống đặc biệt để có thể thực hiện những thay đổi trong hệ thống User phải được sự chấp nhận của những User có phân quyền cao hơn. Điều này vừa đảm bảo tính bảo mật của hệ thống đồng thời cũng giúp nhà quản lý có thể linh hoạt trong những tình huống đặc biệt.
Hệ thống còn có tính năng Auto Logout khi mà User truy cập mà không sử dụng trong một thời gian nhất định hoặc quên chưa logout khỏi hệ thống nhằm đảm bảo an ninh và an toàn cho hệ thống, tránh những sự cố đáng tiếc.

A. Giao diện đồ hoạ điều khiển, giám sát hệ thống.

Tất cả các hệ thống sẽ được điều khiển giám sát thông qua trình duyệt Web. Với thư viện đồ hoạ được xây dựng sinh động. Tất cả hình ảnh về thiết bị, trạng thái hoạt động, trạng thái sự cố, thông số nhiệt độ… tất cả được thể hiện trên cửa sổ chung. Người quản lý có thể quan sát trạng thái của từng hệ thống, có thể quan sát lịch biểu hoạt động, thay đổi tại chỗ khi cần thiết. Có thể thu thập thông tin về hệ thống thông qua các báo cáo đưới dạng văn bản và đồ thị. Ngoài ra thư viện đồ hoạ của WebCTRL là thư viện “mở” hoàn toàn có thể bổ sung hình ảnh đồ hoạ của thiết bị theo ý muốn của người sử dụng.

 Giao diện đồ hoạ trong điều khiển giám sát nhiệt độ được thể hiện theo từng khu vực và theo màu sắc. Người quản lý có thể dễ dàng quan sát nhiệt độ theo qui ước khoảng màu và dễ dàng nhận ra những cảnh báo về nhiệt độ. Tất cả các trạng thái về cool, heat, warm… được qui ước trên dải màu:

B. Giao diện đặt lịch biểu và tạo báo cáo.

Phần mềm WebCTRL hỗ trợ mạnh trong việc lập lịch biểu cho hệ thống, có thể lập lịch cho hệ thống chạy theo từng ngày, từng tuần hoặc theo chế độ mùa hè, mùa đông… Mọi thao tác điều chỉnh có thể dễ dàng thực hiện bằng cách kéo thanh trượt để thay đổi thời gian hoạt động. Hơn nữa lịch biểu này có thể được tính toán tối ưu cho từng hệ thống cụ thể theo thời gian có lợi nhất cho người quản lý. Ví dụ đơn giản chúng ta có thể đặt lịch cho bơm nước trong thời điểm mà giá nước được tính thấp nhất hoặc hệ thống chiếu sáng sẽ hoạt động trong thời gian cần thiết và theo yêu cầu về cường độ sáng.
Bên cạnh đó WebCTRL cũng hỗ trợ rất mạnh trong việc thu thập thông tin và tạo báo cáo. Mọi thông tin báo cáo có thể xuất ra dưới dạng văn bản hoặc bảng tính giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi mọi hoạt động của hệ thống.
Ngoài ra hệ thống còn có thể hiển thị biểu đồ hoạt động theo đồ thị. Dựa vào đó người quản lý có thề quan sát nhu cầu của tải. Từ đó có thể tối ưu được hệ thống thông qua việc đưa ra chế độ hoạt động tối ưu nhất nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng cho hệ thống.

C. Cảnh báo của hệ thống.
Hệ thống hỗ trợ mạnh cho việc tạo cảnh báo, các thông tin về cảnh báo như: loại cảnh báo, thời gian cảnh báo sẽ được tổng hợp thành báo cáo. Ngoài ra những cảnh báo về sự cố của hệ thống hoặc những cảnh báo vượt ngưỡng đặt, thời gian chạy giới hạn…sẽ được gửi đến nhà quản lý thống qua tin nhắn, Email..…Đảm bảo cho nhà quản lý có được những thông tin kịp thời về hệ thống.

Ngoài ra từ năm 2018 phần mềm WebCTRL cho phép truy suất lại các lỗi hệ thống xảy ra trong quá trình hoạt động để người vận hành nắm bắt được nguyên nhân xảy ra lỗi để có phương án phòng ngừa trong tương lai.

Về đầu trang

4. Các thiết bị phần cứng
Download catalogue:

http://tnde.com.vn/tai-lieu/automated-logic-alc


5. Các thiết bị đầu cuối
Download catalogue:

http://tnde.com.vn/tai-lieu/greystone

 

 

Đang xử lý...